Bệnh trĩ nội và những điều cần biết

Bệnh trĩ nội nếu sớm được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cũng như thời gian điều trị bệnh trĩ nội của bạn.

Bệnh trĩ nội và những điều cần biết

Bệnh trĩ nội và những điều cần biết

Thưa các chuyên gia! Năm nay cháu 23 tuổi. Gia đình cháu có 5 người. Ông nội và bố mẹ cháu đều bị mắc bệnh trĩ nội. Chỉ còn cháu và em gái chưa có dấu hiệu của bệnh. Cháu rất lo lắng không biết bệnh trĩ nội có tính di truyền hay không?. Cháu muốn tìm hiểu về bệnh trĩ nội và rất mong nhận được sự tư vấn của các chuyên gia về vấn đề này.

Cháu xin cảm ơn! (Quang Trung – Hà Nội)

Bạn Quang Trung thân mến! Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi! Sau đây chúng tôi xin gửi lời tư vấn tới bạn như sau:

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội

Trước hết về vấn đề mà bạn Quang Trung nêu ra: Bệnh trĩ nội có tính di truyền hay không? Chúng tôi xin được trả lời bạn là: Bệnh trĩ nội hoàn toàn không có tính di truyền. Sở dĩ những người trong gia đình của bạn đều bị mắc bệnh trĩ nội, là do những người trong một gia đình có chung một chế độ ăn uống và sinh hoạt. Mà bệnh trĩ nội được coi là một trong những bệnh được hình thành do hậu quả của chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Chính vì vậy bạn không nên tỏ ra quá lo lắng, khi nghĩ rằng mình sẽ bị mắc bệnh trĩ do di truyền từ thế hệ trước. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng bạn sẽ mắc bệnh trĩ nội do những nguyên nhân tới từ các yếu tố trong cuộc sống.

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là một loại bệnh về hậu môn, trực tràng. Là sự giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch hay còn gọi là các búi trĩ ở trên đường lược và cuối trực tràng.

Bề mặt của các búi trĩ nội cũng được xác định là niêm mạc của ống hậu môn. Tuy nhiên, do lớp niêm mạc ở phía trên đường lược không chứa các dây thần kinh cảm giác. Nên khi bị bệnh trĩ nội, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn như bệnh trĩ ngoại.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

– Đặc thù công việc: Phải đứng, ngồi quá lâu trong thời gian dài hoặc lao động nặng nhọc, là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ nội.

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý như: Sử dụng quá nhiều đồ ăn có tính cay nóng, khó tiêu, ăn quá ít… Đặc biệt, uống quá ít nước cũng làm cho cơ thể của bạn luôn trong tình trạng mất nước và dẫn tới bệnh trĩ nội.

– Táo bón kéo dài: Bệnh táo bón được coi là kẻ thù của sức khỏe. Táo bón thường xuyên sẽ làm gia tăng áp lực lên lên hậu môn, khiến các búi tĩnh mạch bị giãn và hình thành búi trĩ.

– Vệ sinh không sạch sẽ: Vệ sinh không sạch sẽ khiến cho các vi khuẩn và các chất có hại tác động đến hậu môn gây viêm nhiễm, lâu dần sẽ hình thành các búi trĩ nội.

– Stress: Tâm lý ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp đến hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Khiến chúng không thể vận hành nhịp nhàng từ đó gây ra những vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh trĩ nội.

– Lười vận động: sự ì trệ của cơ thể khiến cho áp lực ở hậu môn và trực tràng lớn hơn. Từ đó tình trạng căng giãn búi trĩ phát triển và gây bệnh trĩ nội.

– Lưu ý: Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị trĩ nội, do áp lực của bụng sẽ trực tiếp tác động đến trực tràng và hậu môn, từ đó hình thành bệnh trĩ nội.

Xem thêm:

—> Tìm hiểu về bệnh trĩ

Các giai đoạn của bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội có 4 giai đoạn chính: Căn cứ vào biểu hiện của bệnh trĩ nội trong các giai đoạn, bạn sẽ xác định tình trạng mắc bệnh của mình như thế nào.

Giai đoạn 1: Lúc này các biểu hiện của hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội là cảm giác rất vướng víu và khó chịu khi đi đại tiện. Ngoài ra, nếu bạn tinh ý bạn sẽ thấy có một chút máu được chảy ra mỗi khi đi đại tiện hay đi đại tiện ra máu. Tuy nhiên lượng máu này không nhiều, chủ yếu chỉ được phát hiện khi bạn vô tình nhìn vào giấy vệ sinh.

Giai đoạn 2: Biểu hiện của bệnh trĩ nội giai đoạn này là: Mỗi khi đi đại tiện, nhất là khi rặn mạnh, các búi trĩ sẽ sa ra bên ngoài hậu môn. Tuy nhiên, khi đại xong chúng sẽ tự co vào mà không cần nhờ cậy đến bất kỳ tác động nào. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy vùng hậu môn của mình luôn trong tình trạng ẩm ướt và ngứa ngáy.

Giai đoạn 3: Các búi trĩ nội sẽ liên tục xuất hiện bên ngoài mỗi khi bạn đi đại tiện. Bạn phải sử dụng tay để đẩy các búi trĩ vào trong. Điều này không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt, mà còn khiến người bệnh cảm thấy ghê sợ. Trong giai đoạn này, máu chảy từ hậu môn sẽ nhiều hơn và cảm giác đau rát hậu môn thấy rõ.

Giai đoạn 4: Đây là mức độ nặng nhất của các bệnh nhân bị bệnh trĩ. Không kể đến việc bạn đi đại tiện, mà chỉ cần mỗi khi cơ thể mệt mỏi hoặc hắt xì hơi cũng có thể khiến các búi trĩ sa ra bên ngoài. Người bệnh không thể dùng tay để đẩy chúng vào được nữa. Ngoài ra, bạn còn thấy hiện tượng chảy máu hậu môn diễn ra nghiêm trọng hơn với lượng máu lớn, thành dòng hoặc giọt. Đau đớn và ngứa ngáy tại hậu môn…

Xem Thêm

-o–> Các bệnh xã hội thường gặp

Bệnh trĩ nội nguy hiểm như thế nào?

– Một trong những biểu hiện của người mắc bệnh trĩ nội là thường xuyên chảy máu tại hậu môn. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây ra chứng thiếu máu mãn tính của bệnh nhân rất nguy hiểm.

– Bệnh trĩ nội kéo dài sẽ gây nghẹt búi trĩ, từ đó tác động gây hoại tử và lâu dần có thể dẫn tới nhiễm trùng máu.

– Cơ vòng hậu môn bị tắc, sự lưu thông trong hậu môn sẽ bị suy giảm đáng kể, một số bệnh nhân còn không tự chủ được tình trạng đại tiện của mình. Từ đó gây ra nhiều rắc rối trong sinh hoạt.

– Sự xuất hiện của các búi trĩ nội ở bên ngoài hậu môn là điều kiện để vi khuẩn và các chất độc hại xâm nhập và gây bệnh. Từ đó dẫn tới bệnh viêm hậu môn, nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn…

– Khi bị bệnh trĩ, sinh hoạt, công việc và tâm lý của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể.

– Bạn Quang Trung thân mến! Trên đây là tư vấn của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về tìm hiểu bệnh trĩ nội. Nếu bạn còn thắc mắc hãy nói chuyện với chúng tôi theo số điện thoại: 0395 456 294 – 0395 456 294 để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Share this post:

Bài viết liên quan

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.